Great set of porn tapes on PornSOK.com Порно-звезда GoldenFleece8 сосет члены и ласкает киску в порно видосах на сайте 18+ pornobolt.org. Unlock the secrets to successful online casino gaming with our expert guide at - Official site! z-lib Z-Library login z-library Z-Library project

Rạn da khi mang thai có hết không ? Làm sao để trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da khi mang thai có hết không ? Làm sao để trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da khi mang thai có hết không? đây là câu hỏi được rất nhiều chị em đang mang bầu hay chuẩn bị mang bầu đặt ra. Rạn da khi mang thai là một nỗi sợ của các chị em phụ nữ hiện nay. Để thực hiện thiên chức làm mẹ không hề dễ dàng. Nếu các mẹ đang mang thai hay chuẩn bị bầu hãy cùng tìm hiểu rạn da từ đâu và cách phòng ngừa rạn da là gì nhé!

Rạn da khi mang thai có hết không ? Làm sao để trị rạn da hiệu quả nhất
Rạn da khi mang thai có hết được sau khi sinh (ảnh: internet)

Sau khi có em bé, cuộc sống hàng ngày của bạn thay đổi khá nhiều và phải đối diện với rất nhiều sự thật. Đặc biệt, thời gian ngủ không còn nhiều như trước nữa, các cuộc vui chơi, shopping giờ sẽ thay thế bằng thời gian thay tã, cho con bú, và nhiều điều khác nữa. Đáng sợ nhất, cơ thể bạn cũng đương nhiên sẽ thay đổi, điển hình là sự xuất hiện của các vết rạn da trên bụng, đùi và mông. Đối với nhiều người, rạn da là một điều hiển nhiên có mặt khi sinh em bé. Thậm chí, các vết rạn này còn nhiều  hơn sau lần sinh thứ hai.

Làm mẹ thật không đơn giản phải không các chị em, vậy thì để đối phó với việc rạn da làm cơ thể chúng ta xấu đi nhất. Hãy có một kiến thức đủ để có thể đối phó lại với các vết rạn da nhé!

Nguyên nhân gây nên vết rạn da khi mang thai

Việc các vết rạn xuất hiện khi cơ thể bạn phát triển với tốc độ nhanh chóng mà da của bạn không thể thích ứng được. Vấn đề này sẽ dẫn đến các sợi đàn hồi ngay bên dưới lớp da bị đứt và gây ra hiện tượng rạn da. Ngoài ra, có thể làm cho bạn ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây nên vết rạn da khi mang thai
Tăng cân nhanh với tốc độ nhanh sẽ khiến cho các vết rạn da xuất hiện (ảnh: internet)

Theo các nhà nghiên cứu và các chứng minh thực tế cho thấy, bạn sẽ tăng cân khoảng 13.6 kg trong suốt thời kỳ 9 tháng mang thai.  Phần bụng và ngực là hai vị trí khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều vết rạn nhất, do hai nơi này tăng kích thước nhiều nhất. Thậm chí, các vị trí còn lại là đùi, mông và bắp tay cũng sẽ xuất hiện tùy thuộc cơ địa mỗi người.

Lúc đầu, những vết rạn này thường có thể ửng đỏ hoặc có màu tím như bạn bị tụ máu, nhưng chúng sẽ mờ dần sang màu trắng hoặc xám sau khi quá trình mang thai chấm dứt.

Theo các chuyên gia cho rằng phụ nữ đang có cân nặng ổn định bình thường có thể tăng từ 11 đến 16 kg. Tốt nhất bạn nên tăng cân từ từ và cố gắng giữ cho số cân tăng lên của mình trong khoảng đó. Chính vì số cân tăng lên, tốc độ tăng cân cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sự hình thành các vết rạn da đấy nhé!

Tăng cân khả năng gây rạn da

Rạn da sẽ xảy ra khi cơ thể tăng kích thước quá nhanh và làn da không theo kịp tốc độ này. Việc đó sẽ làm cho các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị phá vỡ, gây rạn da. Các khu vực như bụng, ngực, đùi và mông là vùng dễ bị rạn da nhất.

Tăng cân khả năng gây rạn da
Tăng cân khiến xuất hiện các vết rạn da trên bụng (ảnh: internet)

Khi số cân nặng cần tăng trong suốt thai kỳ nằm trong khoảng 8 đến 12kg. Nhưng đó là điều kiện cần thiết và lý tưởng với tâm lý phải ăn cho 2 người, nhiều mẹ bầu đã “nổi bật” tăng vọt đến 20 – 30kg. Chính vì việc tăng cân quá nhiều và quá nhanh như vậy đã tạo sức ép không nhỏ cho làn da của bạn. Như vậy, không chỉ có cân nặng cho mẹ mà cả tốc độ tăng cân cũng chịu trách nhiệm gây ra những vết rạn da của mẹ bầu.

Những mẹ mà có cơ địa rạn da cũng vì thế mà sẽ làm tăng độ rạn da, thậm chí các vết rạn da có thể chằng chịt lên nhau gây mất thẩm mỹ. Nhưng phải làm sao khi con bạn tăng cân khỏe mạnh, đây vẫn chẳng là gì so với niềm vui của các mẹ phải không các chị em ?

Bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy

Đây cũng là một câu hỏi rất nhiều bà bầu hay các bạn chuẩn bị mang thai thắc mắc. Thường thì rạn da xảy ra ở 90% phụ nữ mang thai cuối tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ. Thường thì rạn da theo gen của mẹ. Nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang thai, bạn có nhiều khả năng cũng sẽ bị rạn da giống mẹ, vấn đề di truyền cũng góp phần gây ra hiện tượng này.

Bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy
Bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy (ảnh: internet)

Nhiều trường hợp rạn ra xuất hiện muộn vào tháng cuối cùng trước khi sinh. Mặc dù một điều dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng rạn da xuất hiện càng muộn thì những tổn thương do rạn da gây ra không nghiêm trọng bằng những người bắt đầu rạn da từ sớm. Trong tình trạng bị nặng thì các vết nứt này có thể thâm nâu hoặc đen về sau rất xấu.

Liệu có thể phòng ngừa rạn da khi mang thai không?

Thật tiếc, không có cách nào để ngăn việc hình thành các vết rạn. Không có một loại kem, sữa dưỡng ẩm hay gel dưỡng nào có thể ngăn cản được sự hình thành của các vệt xấu xí này. Nếu có ai đó hướng dẫn và giới thiệu bạn về một loại sản phẩm có thể ngăn được các vết rạn da thì đừng nên tin bạn nhé! Đây là các cách bán hàng đánh vào tâm lý của các mẹ lo lắng bị dạn ra có nhu cầu mua dùng lớn nên các nơi sản xuất tràn lan các loại thuốc bôi ngừa dạn ra mà thôi.

Liệu có thể phòng ngừa rạn da khi mang thai không?
Liệu có thể phòng ngừa rạn da khi mang thai không (ảnh: internet)

Bạn chỉ nên dùng kem hoặc sữa dưỡng ẩm để giúp cải thiện làn da và giảm ngứa ngáy khi mang thai. Ngoài ra, theo lời bác sĩ, hướng dẫn viên da liễu lâm sàng tại Trung tâm y tế Mount Sinai thì việc bạn dưỡng ẩm da bằng cách uống đủ nước cũng có thể đem lại hiệu quả mà chẳng cần phải tốn kém mua các loại thuốc không an toàn và cũng không đem lại hiệu quả, và bạn cũng không biết trong thuốc bôi đó có an toàn cho thai nhi không.

Cách phòng ngừa rạn da hiệu quả cho bà bầu

Kiểm soát khối lượng cơ thể

Cách phòng ngừa rạn da hiệu quả cho bà bầu Kiểm soát khối lượng cơ thể
Kiểm soát cân nặng của cơ thể điều độ (ảnh: internet)

Tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh trong khi mang thai là nguyên nhân chính gây nên tình trạng rạn da bụng. Như vậy, để phòng ngừa tình trạng này, mẹ cần luôn luôn nhớ kiểm soát việc tăng cân trong quá trình mang thai. Bạn cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đồng thời mẹ cũng không nên ăn quá nhiều, tránh quan niệm nghĩ rằng “ăn cho 2 người” để hạn chế việc tăng cân quá nhiều dẫn đến rạn da bụng.

Uống đầy đủ nước mỗi ngày

Bổ sung đủ nước trong quá trình mang thai là rất cần thiết , cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp hạn chế tình trạng rạn da.

Cách phòng ngừa rạn da hiệu quả cho bà bầu Uống đầy đủ nước mỗi ngày
Bà bầu cần uống đủ nước mỗi ngày (ảnh: internet)

Việc uống đủ nước trong quá trình mang thai không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh táo bón, nguy cơ trĩ mà còn giúp bổ sung lượng nước cho da tránh rạn da hiệu quả. Khi mang bầu bạn cần uống hàng ngày là 2 lít nước, không những thế, mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả để bổ sung vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh duy trì làn da mịn màng khi bầu bí. Bạn nên có chế độ ăn uống cẩn thận hơn nếu bạn là người có cơ địa rạn da.

Cung cấp nhiều rau quả và các thực phẩm giàu vitamin C

Rau củ quả chứa lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào là các chất rất cần thiết cho mẹ và thai nhi. Các chất này không chỉ giúp mẹ bổ sung vitamin, duy trì thai kì khỏe mạnh mà còn giúp da mịn màng tươi sáng. Quan trọng, vitamin C tham gia kích thích sản sinh collagen, giúp tăng độ đàn hồi, giảm tình trạng rạn da hiệu quả.


Cung cấp nhiều rau quả và các thực phẩm giàu vitamin C (ảnh: internet)

Để ngăn ngừa rạn da bụng khi mang thai, mẹ cần “chăm chỉ” ăn các loại thực phẩm như súp lơ xanh, cam, quýt, bưởi, các thực phẩm chứa nhiều vitamin C…

Dưỡng ẩm cho da bằng các mỹ phẩm an toàn hoặc thiên nhiên

Để làm giảm rạn da vùng bụng mẹ cần thực hiện dưỡng ẩm thường xuyên

Dưỡng ẩm cho da bằng các mỹ phẩm an toàn hoặc thiên nhiên
Dưỡng ẩm cho da bằng các mỹ phẩm an toàn hoặc thiên nhiên (ảnh: internet)

Khi bạn dưỡng ẩm cho da, giúp da mịn màng, sẽ giúp làn da của bạn tránh tình trạng khô da dẫn đến rạn da trong thai kì. Mặc dù vậy, để bổ sung độ ẩm mẹ nên lựa chọn các sản phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa hoặc nguyên chất dầu oliu để đảm bảo an toàn. Hàng ngày, bạn hãy đều đặn thoa dầu dừa hoặc dầu oliu vào mỗi buổi sáng và tối để có được làn da mịn màng và luôn ẩm da, giúp da bạn tránh được phần nào rạn da.

Quy trình chăm sóc da bị rạn khi mang thai

Quy trình chăm sóc da bị rạn khi mang thai
Quy trình chăm sóc da bị rạn khi mang thai (ảnh: internet)
  1. Tích cực tăng lượng nước uống hàng ngày

Cung cấp nước được các nhà khoa học ví như liều thuốc an thần của cơ thể bà bầu khi sinh con. Nó không chỉ thúc đẩy quá trình hydrat hóa làn da làm cho các tế bào trong cơ thể hoạt động lưu thông mà còn làm tăng độ co giãn, đàn hồi của da. Đồng thời nước cũng giúp  hỗ trợ đốt cháy lượng mỡ và calo dư thừa trong cơ thể, giảm thiểu sự tăng cân quá mức gây rạn da do ảnh hưởng bởi quá trình ăn uống, tẩm bổ sau sinh.

Vậy sau sinh mẹ nên uống bao nhiêu nước là đủ?

Để làm giảm tình trạng rạn da sau sinh và tăng lượng sữa cho bé, ít nhất một ngày mẹ cần uống 2,5-3 lít nước. Lượng nước cần uống này có thể tăng giảm đôi chút tùy  vào tình hình thời tiết của mẹ và nhu cầu nước của cơ thể mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ kỹ rằng không uống nước lạnh, nước đá. Các mẹ chỉ nên uống nước ấm, nước trái cây hoặc nước canh rau xanh để bổ sung vitamin cho vùng da bị rạn nhanh được tái tạo.

  1. Cho con bú đều đặn, đúng giờ.

Khi cung cấp một nguồn dinh dưỡng lành mạnh cho em bé , việc cho con bú cũng rất ảnh hưởng đối với các mẹ sau sinh đang bị rạn da. Ví dụ:

Khi bạn cho con bú, hàm lượng calo trong cơ thể sẽ chuyển thành sữa. Do đó giúp cơ thể bạn giảm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể.

Mẹ sẽ giảm cân nhanh hơn nếu bạn cho con bú thường xuyên thay vì cho con bú sữa ngoài. Bạn sẽ ngạc nhiên vì điều này sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa hạn chế được tối đa các vết rạn da mới phát triển khi cân nặng gia tăng.

  1. Tập thể dục điều độ ngay khi có thể

Các bác sĩ khoa sản khuyên rằng, sau khi sinh khoảng 2 tháng mẹ nên bắt đầu có thể lên kế hoạch luyện tập thể dục. Hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, tập luyện yoga hay các bài tập thể dục nhịp điệu.

Việc luyện tập thể dục rất tốt cho tim mạch, đốt cháy lượng calo dư thừa. Ngoài ra, giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết vốn đang bị trì trệ trong những ngày ở cữ của mẹ. Vì thế mà vùng da bị rạn sau sinh được máu vận chuyển chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng tốt hơn. Các tế bào da mới cũng nhanh chóng được tái tạo hoán đổi cho các tế bào đang bị tổn thương ở vết rạn giúp vết sẹo nhanh lành da và giảm mờ rạn.

  1. Bổ sung Protein sau khi sinh cho mẹ

Protein là thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp. Protein còn tham gia vào quá trình sản xuất collagen giúp vùng da bị rạn sau sinh được săn chắc, không tiếp tục bị nứt thêm nữa.

Việc cung cấp protein của cơ thể phụ thuộc vào mức cân nặng và mức độ hoạt động thể chất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trung bình phụ nữ sau sinh nên tiêu thụ khoảng 50g protein một ngày, nhiều hơn bình thường. Các thực phẩm có chứa nhiều protein  như trứng, sữa, cá, chuối, súp lơ xanh, hải sản và các loại hạt sẽ cung cấp nguồn protein dồi dào, lành mạnh cho cơ thể các mẹ có thể tăng cường ăn các thực phẩm này.

  1. Tẩy tế bào chết cho da của bạn 2 – 3 lần/ tuần

Cách hiệu quả nhất để làm mờ các vết rạn da sau sinh và giúp vùng da tổn thương sáng đều màu hơn bạn cần nhớ ngay đến tẩy tế bào chết. Chị em có thể sử dụng hỗn hợp đường nâu và sữa tươi mát xa lên vùng da bị rạn trước khi các mẹ tắm. Việc này sẽ giúp làm sạch tế bào già cỗi nhằm thúc đẩy các tế bào da mới có sự tăng trưởng tốt hơn. Từ đó, rút ngắn chu kì tái tạo da ở những nơi bị rạn.

Bình thường, mỗi tuần chúng ta nên tẩy tế bào chết cho da khoảng 2 – 3 lần. Việc tẩy da chết này được áp dụng cho cả những vùng da không bị rạn để duy trì được sự tươi trẻ của làn da.

  1. Không nên ăn kiêng

Vì sợ tăng cân sau khi sinh, nhiều chị em lựa chọn một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt ngay sau khi sinh để giảm cân nhanh hơn. Ngược lại suy nghĩ của các mẹ, điều này là nên dừng bởi việc giảm cân quá đột ngột sẽ khiến da bị trùng nhão còn các vết rạn sau sinh thì trở nên thâm đen hơn.

Vì vậy, mẹ không nên nôn nóng quá mức trong việc tìm lại vóc dáng. Điều cần làm nhất là chúng ta nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Đồng thời kết hợp kiên trì tập luyện và cho con bú đầy đủ hơn. Thực hiện như vậy vừa giữ được vóc dáng lại đảm bảo sức sống cho làn da.

  1. Luôn làm cho tinh thần thoải mái, vui vẻ

Cơ thể sau khi sinh và thời gian ở nhà sẽ làm cho bạn buồn chán và cảm thấy mất tự tin khi nhìn hình dáng mình trong gương hay các vết rạn da làm bạn lo lắng. Đừng lo lắng, hãy thật thoải mái, hãy bỏ qua vấn đề này suốt ngày luẩn quẩn trong tâm trí bạn bởi hầu hết chị em phụ nữ sau sinh đều phải đối mặt với vấn đề này. Việc căng thẳng stress quá mức chỉ khiến cho làn da của bạn trở nên thô ráp, lão hóa và xuất hiện nhiều vết rạn hơn.

Các mẹ có thể giảm stress bằng cách nghe nhạc, tập thể dục, chơi đùa cùng con hay chỉ đơn giản là sắm cho mình một món đồ mới. Điều này sẽ có rất nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe hơn.

Quy tắc cần nhớ

Bạn luôn cần nhớ bạn đang giữ một trọng trách thiêng liêng và cao cả đó chính là làm mẹ. Thay vì chỉ nghĩ đến làn da đầy vết rạn và tình trạng tăng cân nhanh sau sinh thì hãy tự hào về bản thân mình. Tạo cho mình một tâm trạng hoàn toàn thoải mái và thư giãn.

Đừng buồn chán nếu phải mất nhiều thời gian để xóa vết rạn da sau sinh. Hãy dành nhiều thời gian cho bản thân nhiều hơn.

Luôn biết rằng bạn luôn có thể lấy lại vóc dáng và làn da săn chắc, mịn màng không tì vết như thời con gái chỉ với những các mẹo tự nhiên hoặc nhờ sự can thiệp của y học an toàn. Tóm lại hãy luôn tạo cho mình tâm trạng vui vẻ nhất. Giảm thiểu trầm cảm len lỏi khá nhiều hiện nay.

Tập trung vào việc làm mờ vết rạn thay vì muốn chữa khỏi chúng

Một vài vết rạn của mẹ sẽ tự động nhạt dần thành những vệt mờ màu bạc nhưng một số vết rạn khác lại trở nên đậm màu và dễ thấy hơn. Khoảng thời gian tốt nhất để chữa trị các vết này là khi chúng vẫn còn đang trong giai đoạn ửng đỏ. Các loại gel bôi làm từ hỗn hợp axit hyaluronic và chiết xuất hành tây giúp đem lại hiệu quả giảm mờ vết rạn khá hiệu quả. Một nghiên cứu thực tế, những người sử dụng gel cho biết các vết rạn mờ hẳn sau khi sử dụng hàng ngày trong vòng 12 tuần.

Tập trung vào việc làm mờ vết rạn thay vì muốn chữa khỏi chúng
Tập trung vào việc làm mờ vết rạn thay vì muốn chữa khỏi (ảnh: internet)

Một phương pháp khác là cung cấp vitamin A, loại thuốc này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da và có thể thúc đẩy hình thành collagen mới. Vitamin A giúp da căng và khỏe mạnh hơn.

Các phương pháp điều trị hiện đại khác để giảm sẹo rạn da bao gồm sử dụng tia laser để đốt nóng da. Phương pháp này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của collagen và làm các mạch máu đã giãn nở co lại. Mặc dù hiệu quả nhưng bạn cần phải điều trị nhiều lần thì mới có kết quả.

Ngoài ra còn các phương pháp nhẹ nhàng hơn như điều trị bào mòn da cũng có thể giúp tái tạo da nhưng lại không mang lại thay đổi nhiều lắm. Chúng ta chỉ có thể làm giảm rạn da còn để mất đi hoàn toàn vết rạn da là rất khó. Cần mất rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Vì thế, hãy kiên nhẫn để thấy được hiệu quả bất ngờ mà các mẹ cố gắng nhé.

Vậy là các mẹ đã biết được rằng: rạn da có thể hết được sau sinh nhưng các bạn cần phải có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp sau sinh. Các bạn hãy áp dụng phòng tránh và chăm sóc rạn da theo các hướng dẫn trên, chắc chắn bạn sẽ có một làn da mềm mịn, săn chắc, không còn phải lo sợ về vấn đề rạn da này nữa. Nếu các bạn thấy bài hay và hữu ích, hãy chia sẻ để bạn bè và người thân của bạn cùng biết nhé. Chúc các mẹ luôn xinh đẹp!

774 views

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*