Great set of porn tapes on PornSOK.com Порно-звезда GoldenFleece8 сосет члены и ласкает киску в порно видосах на сайте 18+ pornobolt.org. Unlock the secrets to successful online casino gaming with our expert guide at - Official site! z-lib Z-Library login z-library Z-Library project

Tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không – Khi nào mới hết?

Tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không – Khi nào mới hết?

Rạn da là một trong những tình trạng phổ biến và được các chị em phụ nữ quạn tâm nhất hiện nay. Rạn da có thể coi là một bệnh lý về da nhưng mức độ nguy hiểm không quá cao, đa phần mọi người đều có triệu chứng rạn da do nhiều nguyên nhân, vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời.

Tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không – Khi nào mới hết?
Rạn da ở tuổi dậy thì

Mỗi thời điểm có một nguyên nhân và những cách chữa trị riêng biệt. Chính vì vậy, tìm hiểu về rạn da, mức độ nguy hiểm của rạn da ở tuổi dậy thì nó và cách khắc phục là điều vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người.

Rạn da là gì?

Các chuyên gia cho biết, theo cấu tạo, da được hình thành bởi 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Thông thường, rạn da sẽ xuất hiện ở lớp giữa (lớp trung bì). Đây là nơi tập trung các mô liên kết cũng là nơi hình thành nên độ đàn hồi chính của làn da.

Trong một số giai đoạn của cuộc đời (mang thai, tăng cân hay tuổi dậy thì), quá trình phát triển đột ngột quá nhanh chóng sẽ gây ra rạn da. Do ảnh hưởng của di truyền hoặc từ yếu tố môi trường vật chất xung quanh, lớp da trung bì này vô tình bị kéo dãn suốt thời gian dài, từ đó dẫn đến tình trạng đứt gãy Collagen và Elastin, tổ chức liên kết dưới da bị phá vỡ, tính đàn hồi của da biến mất và những vết rạn dần xuất hiện.

Giảm cân nhanh chóng hay thói quen sử dụng sản phẩm chứa Corticoid dài ngay cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da cơ thể. Rạn da không chỉ xuất hiện ở vùng đùi, mông, bắp tay mà còn có thể hiện diện cả ở vùng ngực.

Rạn da là gì?
Rạn da chỉ có ở phụ nữ mang thai

Có phải chỉ có phụ nữ mang thai mới bị rạn da?

Mang thai là nguyên nhân thường gặp nhất hình thành nên những vết rạn. Theo nghiên cứu, cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có 9 người bị rạn da. Vì lẽ đó mà nhiều người vẫn lầm tưởng rạn da chỉ gặp ở những phụ nữ đã trải qua quá trình bầu bí. Tuy nhiên, trên thực tế, rạn da có thể xảy ra với bất cứ ai và do nhiều nguyên nhân khác như sự phát triển của cơ thể tuổi dậy thì, hay tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn.

Rạn da ở tuổi dậy thì là gì?

Rạn da ở tuổi dậy thì là tình trạng xuất hiện các vết nứt nhỏ có màu hồng nhạt hoặc sậm, lâu dần chuyển qua màu trắng ngà lộ rõ trên da. Các vị trí thường gặp là vùng da mỏng như bụng, ngực, bẹn, hai bên hông, đùi, bắp chân, đầu gối. Tỷ lệ các bạn gái bị nhiều hơn bạn nam.

Nhận diện những vết rạn trên da – Vị trí thường xuất hiện rạn da

Trên da, những vết rạn thường biểu hiện thành những đám nhỏ như da cá đã đánh vẩy. Trong giai đoạn đầu, những vết rạn thường có sắc đỏ, đỏ tím, không kèm ngứa hay đau rát. Ở giai đoạn 2, những vết rạn này thường chuyển sang màu trắng, tạo thành những rạch lõm nổi trên da, khiến bề mặt da sờ vào có cảm giác hơi sần. Những vết rạn này thường dễ dàng bắt gặp ở vùng bụng, đùi, mông, ngực, hông, đầu gối, khuỷu tay, bắp chân và kể cả vùng thắt lưng.

Nguyên nhân nào gây rạn da ở tuổi dậy thì?

Nguyên nhân chủ yếu gây rạn da ở tuổi dậy thì là do thời kỳ này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao lẫn cân nặng, khả năng đàn hồi của da khó theo kịp dẫn đến da bị kéo căng quá mức. Tình trạng ấy khiến các bó Collagen cùng hệ thống sợi liên kết dưới da bị phá vỡ và hình thành nên vết rạn da. Ngoài ra, một số hormone được sản sinh nhiều ở tuổi dậy thì cũng là nhân tố làm giảm tính đàn hồi của da.

Rạn da ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Nhiều bạn khi phát hiện cơ thể mình có vết rạn da thì cảm thấy hoang mang, lo lắng mình bị “bệnh lạ”. Tuy nhiên những vết rạn này không hề gây tác động xấu nào đến sức khỏe bạn. Có chăng nó gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, giống như sẹo các vết rạn càng để lâu càng khó điều trị, khiến khổ chủ cảm thấy mất tự tin.

Rạn da là hiện tượng không hề gây nguy hiểm đến sức khoẻ của bạn và đây cũng không phải là bệnh lý nên bạn không cần phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, tình trạng rạn da xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như làm mất thẩm mỹ trên da.

Rạn da ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Rạn da ở tuổi dậy thì bao giờ hết?

Thực tế, rạn da có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất cứ lứa tuổi nào. Đối tượng có nguy cơ bị rạn da là do tăng cân đột ngột, phụ nữ đang mang thai, thời kì dậy thì… làm cho các hormon trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho các sợi Collagen và Elastine bị đứt gãy dẫn đến da bị rạn nứt và để lại sẹo. Ban đầu các vết rạn thường có màu hồng, sau đó chuyển sang trắng, một số người sẽ thấy vết rạn có màu nâu nhạt.

Rạn da thường tập trung ở những vùng da mỏng và yếu như: bụng, đùi, hông, đầu gối… nếu để lâu sẽ rất khó chữa. Cũng khá nhiều ý kiến cho rằng rạn da chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau đó sẽ nhanh chóng mờ đi theo thời gian nhưng kết quả lại không như vậy. Nếu đã bị rạn mà không tìm cách khắc phục thì vết rạn sẽ theo bạn suốt cuộc đời.

Rạn da sẽ tự hết theo thời gian?

Rạn da hình thành là do sự đứt gãy các bó sợi Collagen và Elastin khi da bị căng giãn quá mức, dẫn đến sự xuất hiện của các vết rạn trên những vùng da như bụng, đùi, mông, ngực hay bắp tay, bắp chân… Biểu hiện lúc đầu là những vệt hồng, đỏ hoặc đỏ tím, sau đó chuyển sang màu trắng sáng hoặc bạc và hình thành các đường rạch lõm. Vì vậy, rạn da không tự hết theo thời gian mà chỉ chuyển đổi màu sắc.

Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết rạn lại thiếu thẩm mỹ, từ đó tác động đến tâm lý khiến nhiều chị em mất tự tin trong cuộc sống. Vì vậy, cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp mới có thể cải thiện làm mờ vết rạn tối ưu.

Do đó khi gặp phải chứng rạn da bạn xử lý ngay bằng cách thực hiện các biện pháp sau đây:

Không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tẩy tế bào chết 3-4 lần/ tuần giúp loại bỏ lớp da chết sần sùi, kích thích sự sản sinh của các tế bào mới cho da.
Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách, bổ sung nhiều rau củ quả chứa vitamin và uống nhiều nước giúp tăng cường sản sinh Colagen tăng độ đàn hồi và giữ ẩm cho da.
Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm và massage cho da giúp làn da trở nên săn chắc, xoá bỏ vết rạn một cách nhanh chóng.
Dùng kem bôi trị rạn da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những cách khắc phục chứng rạn da chỉ mới xuất hiện, còn đối với những vết rạn lâu năm thì chúng ta không thể dùng các biện pháp trên mà cần phải có sự can thiệp của bác sĩ và các kỹ thuật điều trị như dùng kỹ thuật mài da siêu dẫn,siêu mài mòn, phương pháp laser giúp loại bỏ những vùng da bị rạn kích thích da sản xuất melanin để hài hòa màu da vùng rạn.

Vượt qua thử thách mang tên rạn da

Sở hữu làn da mềm mại và mịn màng là mơ ước của bất cứ phụ nữ nào. Do đó, không thể mãi sống chung với những vết rạn như “sa mạc cát” ngoằn ngoèo, chấp nhận tạm biệt bộ cánh yêu thích và mặc cảm khi đối diện với người yêu, người bạn đời, nhiều phụ nữ đã quyết tâm tìm cách cải thiện rạn da.

Những liệu pháp tự nhiên là lựa chọn được phái đẹp ưu tiên hàng đầu vì an toàn và ít gây kích ứng. Các phương pháp như dùng tinh dầu, trứng gà, sữa tươi… dù gần gũi, tiết kiệm nhưng rất mất thời gian thực hiện mà hiệu quả diễn biến chậm. Hơn nữa, một số phương pháp lại gây nhờn rít, bết dính khó chịu khi sử dụng đã không ít lần khiến phái đẹp nản lòng trên hành trình cải thiện rạn da.

Làm thế nào để phòng tránh rạn da ở tuổi dậy thì? Rạn da ở tuổi dậy thì hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các cách sau: Kiểm soát cân nặng độ tuổi dậy thì, xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý giàu vitamin A, C, E,khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để giữ ẩm và tăng độ đàn hồi cho da.

Vượt qua thử thách mang tên rạn da
Nguyên nhân gây rạn da ở tuổi dậy thì

Tập luyện thể dục thường xuyên

Dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện một số bộ môn như chạy bộ, tập yoga, tập nhảy,…sẽ giúp da săn chắc hơn. Không mặc quần áo quá chật gây cọ xát và làm mất độ thông thoáng của bề mặt da.

Lựa chọn quần áo chất liệu cotton, vừa vặn thoải mái. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho cơ thể mỗi ngày để giữ ẩm cho da. Khi phát hiện những vết rạn đầu tiên trên da, bạn có thể tìm đến các sản phẩm kem trị rạn da hoặc sử dụng dầu dừa, dầu oliu thoa lên da mỗi ngày cũng rất hiệu quả.

Liệu pháp từ thiên nhiên

Không cần tốn kém, bạn vẫn có thể làm mờ vùng da rạn bằng những loại sản phẩm có sẵn trong nhà bếp, đó là:

Lòng trắng trứng: Protein trong lòng trắng trứng giúp da phục hồi nhanh chóng. Bạn có thể thoa lòng trắng trứng lên vùng da rạn mỗi ngày, mỗi lần 20 phút và kiên trì trong một tháng. Bạn có thể thoa từ 2 – 3 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.

Nước ép khoai tây: Vitamin và khoáng chất trong nước ép khoai tây giúp phục hồi tế bào da, do đó làm vết rạn mờ dần. Nếu không có thời gian ép khoai tây, đơn giản hơn, bạn chỉ cần cắt khoai tây thành lát mỏng rồi chà nhẹ nhàng lên vùng da rạn trong 5 – 10 phút.

Nước ép chanh: Chất axit tự nhiên trong chanh có tác dụng làm nhạt màu vết rạn. Bạn chỉ cần chà nhẹ lát chanh lên vùng da rạn, theo chuyển động tròn, sau đó để khô trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Bơ cacao hoặc bơ hạt mỡ: Massage bơ cacao vào vùng da rạn vài lần trong ngày giúp dưỡng ẩm da và làm mờ đường hằn. Phụ nữ thoa bơ cacao vào vùng bụng, ngực, mông, đùi trong thai kỳ sẽ có cơ hội xóa vết rạn khi mới vừa xuất hiện.

Dầu ô liu hoặc dầu dừa: Dầu ô liu chứa vitamin E giúp phục hồi tết bào da, làm mềm da do đó “ngụy trang” vết rạn khó thấy hơn.

Nha đam: Nha đam làm dịu da, thích hợp để bạn dùng hằng ngay trong khi mang thai và sau khi sinh để ngăn ngừa và trị rạn da.

Đường: Bạn pha hỗn hợp đường tự nhiên, vài giọt tinh dầu và nước ép chanh dùng để tẩy tế bào chết cho da. Thoa hỗn hợp lên vùng da rạn mỗi ngày trước khi tắm, làn da bạn sẽ thật ngọt ngào và dần “chia tay” những đường hằn mất thẩm mỹ.

Nghệ: Pha bột nghệ với nước hoặc tinh dầu tạo ra hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vùng da rạn 2 lần mỗi ngày có thể làm vết rạn dần biến mất.

Mơ: Mặt nạ quả mơ chứa nhiều vitamin C, protein và chất chống ôxy hóa cao, giúp làn da phục hồi, săn chắc và ngụy trang vết rạn hiệu quả. Bạn nghiền quả mơ, sau đó thoa lên da và để trong 15 phút. Làm mỗi ngày.

Cỏ linh lăng: Bột cỏ linh lăng được bán trong các tiệm thuốc Đông y không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm đẹp da. Bạn pha bột cỏ linh lăng với tinh dầu cúc La Mã, tạo thành một hỗn hợp sệt sau đó thoa lên da. Hỗn hợp này có khả năng hô biến màu của vết rạn thành màu da tự nhiên của bạn.

Bạn có đang hiểu sai về rạn da? – 8 lầm tưởng về rạn da thường gặp

Theo nghiên cứu của khoa Da liễu, Đại học Michigan tại Mỹ, rạn da là vấn đề cực kỳ phổ biến, có đến khoảng 60 – 80% nữ giới bị rạn da và khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, đa phần mọi người đều mắc phải 8 lầm tưởng sau đây khi nói về rạn da.

Rạn da chỉ xuất hiện ở phụ nữ

Sai. Rạn da là những đường hằn màu trắng li ti trông giống như sẹo, là ảnh hưởng tự nhiên của quá trình mang thai vì thế nhiều người lầm tưởng chỉ phụ nữ mới gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, rạn da cũng xuất hiện ở nam giới và không phân biệt tuổi tác hay dân tộc. Trung bình 70% phụ nữ trưởng thành bị rạn da so với 40% nam giới cũng “làm bạn” với tình trạng rạn da này.

Lớp hạ bì dưới da chứa các lợi Elastin và Collagen có nhiệm vụ nâng đỡ lớp thượng bì, tạo độ đàn hồi cho da. Rạn da xảy ra khi sợi Elastin và Collagen bị phá vỡ do da co giãn quá nhanh trong thời gian ngắn. Ngoài mang thai, những yếu tố như tăng hay giảm cân đột ngột hoặc phát triển quá nhanh vào tuổi dậy thì cũng tạo ra các đường hằn mất thẩm mỹ.

Rạn da chỉ xuất hiện ở phụ nữ
Tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì 

Rạn da chỉ xuất hiện ở vùng bụng

Sai. Ngoài vùng bụng – vị trí rạn da xuất hiện thường xuyên nhất, những vết rạn còn “có mặt” ở các vùng khác như ngực, đùi, bắp chân, mông, vùng lưng dưới, cánh tay trên, khuỷu tayđầu gối. Trong đó đầu gối và khuỷu tay là vùng da khó điều trị nhất.

Giảm cân sẽ làm những vết rạn biến mất

Sai. Tăng cân và béo phì gây ra rạn da nhưng không có nghĩa những đường hằn xấu xí này sẽ biến mất khi bạn giảm cân, vì chính những vết sẹo nằm sâu ở lớp hạ bì mới là “chủ nhân” của các đường lồi lõm trên bề mặt da. Đối với những vết rạn mới hình thành, nghĩa là khi đường hằn còn màu đỏ hoặc hồng, tập thể dục có thể làm săn chắc da và làm mờ vết rạn kịp lúc.

Rạn da “tránh xa” người gầy

Sai. Những cô nàng có thân hình mảnh mai chú ý nhé, phạm vi hoạt động của rạn da rất rộng, không chừa nàng gầy hay nàng béo đâu đấy. Ngoài các nguyên nhân như tăng hay giảm cân đột ngột, các đường lồi lõm trên da còn hình thành do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể và yếu tố di truyền.

Hormone không cần bằng làm cơ thể suy giảm sự hình thành sợi Elastin và Collagen ở lớp hạ bì, hậu quả là làn da mất độ đàn hồi nên rất dễ rạn bất chấp bạn gầy hay béo. Tuổi dậy thì, mang thai hay dùng thuốc Corticosteroids trong thời gian dài cũng khiến hormone trong cơ thể mất cân bằng. Ngoài ra, nếu mẹ rạn da, con gái có khả năng cao cũng gặp phải tình trạng này.

Vết rạn không thay đổi màu sắc

Sai. Vết rạn mới hình thành có màu đỏ, hồng hoặc nâu đỏ, đó là do lớp hạ bì của da bị phá vỡ làm lộ các mạch máu bên dưới da. Dần dần, mạch máu co lại, đường hằn màu đỏ trở thành màu trắng hoặc bạc tùy vào màu của lớp mỡ dưới da, thậm chí chúng có thể mờ dần theo thời gian. Màu của vết rạn còn phụ thuộc vào màu da của bạn, đối với làn da trắng, những đường rạn khó nhìn thấy hơn.

Ánh nắng có thể xóa bỏ vết rạn da

Sai. Nhiều cô nàng tắm nắng vùng da rạn với hy vọng làn da đen hơn sẽ giúp che đi các vết rạn. Ngược lại, ánh nắng mặt trời còn làm các đường rạn trở nên xấu xí hơn, nhất là với những cô nàng da trắng. Tiếp xúc với ánh nắng chỉ làm sậm màu vùng da quanh vết rạn, chứ không phải những đường rạn, do đó càng làm các đường hằn li ti nổi lên rõ bần bật.

Uống đủ nước và chế độ ăn uống hợp lý không thể “lay chuyển” vùng da rạn

Sai. Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn lành mạnh không thể xóa bỏ hẳn vết rạn, nhưng có thể giúp làm mờ và ngăn chặn tình trạng này. Một làn da đủ nước sở hữu lớp elastin và collagen khỏe mạnh, một thực đơn giàu protein, kẽm và vitamin C thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào da, đồng thời kích thích sản sinh collagen làm da săn chắc hơn.

Phương pháp trị rạn da càng đắt tiền càng hiệu quả

Sai. Ngay cả các phương pháp đắt tiền nhất như dùng tia laser không giúp bạn “chia tay” vĩnh viễn các vết rạn, mà chỉ có tác dụng mờ sẹo và làm da mịn màng, săn chắc hơn. Nguyên lý điều trị khá đơn giản, tia laser sẽ xuyên qua lớp thượng bì để đi tới lớp hạ bì, kích thích các sợi Elastin và Collagen và cải thiện tình trạng da.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về rạn da thì bài viết này sẽ là một cẩm nang hữu ích để tìm ra phương pháp cải thiện da phù hợp nhất với bản thân. Hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè, người thân để họ hiểu và xử lý tình trạng rạn da “khó nhằn” này nhé!

2486 views

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*